Chứng nhận an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống

Chứng nhận an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống là một trong những chứng nhận bắt buộc phải có trước khi các quán ăn, nhà hàng, quán cà phê, suất ăn công nghiệp, … muốn đi vào hoạt động hợp pháp. Các cơ sở này có thể phục vụ ở hai hình thức chính là: Bán mang đi hoặc dùng tại chỗ.

Nếu chưa có chứng nhận an toàn thực phẩm mà đã đi vào hoạt động thì các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống sẽ bị xử phạt hành chính hoặc buộc dừng hoạt động theo quy định của pháp luật.

Trường hợp nào cần xin chứng nhận an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống

Có rất nhiều khách hàng gọi vào hotline FSC để nhờ giải đáp: “ Quán ăn của chị chỉ là hộ kinh doanh nhỏ thôi thì có cần phải xin chứng nhận an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống hay không ?

Trường hợp nào cần xin chứng nhận an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống
Trường hợp nào cần xin chứng nhận an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống

Căn cứ Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm 10 trường hợp sau đây:

  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
  • Sơ chế nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
  • Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
  • Nhà hàng trong khách sạn;
  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;a
  • Kinh doanh thức ăn đường phố;
  • Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Ngoài các đối tượng được miễn cấp chứng nhận nêu trên thì tất cả các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống còn lại bắt buộc phải xin chứng nhận an toàn thực phẩm. Nếu có vấn đề nào chưa rõ hoặc chưa đúng với trường hợp thực tế của cơ sở bên mình, anh/ chị đừng ngần ngại gọi hotline:  093 771 9694 để Ms Phụng hỗ trợ tư vấn thêm nhé. 

Trường hợp được miễn cấp chứng nhận an toàn thực phẩm thì cần có giấy tờ gì? 

Đối với các bếp ăn tập thể chỉ phục vụ nội bộ mà không đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm. Ví dụ: Bếp ăn công nghiệp tự phục vụ trong nhà máy, bếp ăn trong trường học mầm non, phổ thông,…thì theo quy định không cần phải xin chứng nhận an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống

Tuy nhiên, để đi vào hoạt động thì các cơ sở này phải tuân thủ các quy định sau:

Điều kiện để xin chứng nhận an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống

Chứng nhận an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống là bằng chứng chứng minh cơ sở đã được cơ quan chức năng thẩm định, đánh giá và đạt các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Để đủ điều kiện được cấp chứng nhận, không đơn giản chỉ là nộp hồ sơ mà cơ sở phải đáp ứng được các yêu cầu về cơ sở vật chất, con người và hồ sơ truy xuất nguồn gốc nguyên liệu. Thời gian xét duyệt hồ sơ cho đến khi cấp giấy dao động 15 – 20 ngày làm việc.

Địa điểm đặt cơ sở kinh doanh 

Yêu cầu đầu tiên đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là nên lựa chọn địa điểm tránh xa những khu vực có thể gây ô nhiễm cho môi trường kinh doanh của mình. Các khu vự gần nơi xử lý rác thải, nơi ẩn nấp của nhiều động vật gây hại,…dù có “đắc địa” nhưng tuyệt đối không phải là địa điểm kinh doanh lý tưởng để chúng ta lựa chọn.

Điều kiện cơ sở vật chất

Khu vực bếp ăn phải bố trí đủ các phòng với các chức năng như sau: Khu nhập hàng, khu sơ chế, khu chế biến, khu chia suất, khu rửa bát, khu vực lưu mẫu,… (tùy vào loại hình hoạt động: Quán ăn, nhà hàng, bếp ăn công nghiệp mà sẽ có quy định phù hợp riêng).

Ngoài ra, cần bố trí thêm phòng thay đồ bảo hộ lao động, rửa tay cho nhân viên trước khi chế biến. Các khu vực này phải đảm bảo các yêu cầu chung sau đây:

  • Trần, nền, tường phải phẳng, dễ vệ sinh và không bị thấm nước
  • Bếp ăn được bố trí theo nguyên tắc một chiều
  • Nhà vệ sinh không nằm trong bếp và trước hướng đi của thực phẩm
  • Các bồn rửa được bố trí riêng biệt (bồn rửa rau, bồn rửa thịt cá, bồn rửa dụng cụ, bồn rửa tay nhân viên)
  • Hệ thống đèn chiếu sáng dùng đèn led, nếu đèn bóng thủy tinh phải có hộp che chắn bảo vệ
  • Nước dùng chế biến phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước dùng mục đích sinh hoạt.
bo tri bep an mot chieu cho nha hang
Để xin chứng nhận an toàn thực phẩm cần phải bố trí bếp ăn theo nguyên tắc một chiều

Điều kiện con người

  • Chủ cơ sở và nhân viên phục vụ trong bếp phải được khám sức khỏe theo thông tư 14/2013/TT-BYT. Doanh nghiệp có thể đến các bệnh viện tuyến quận, huyện trở lên để khám sức khỏe theo theo quy định này.
  • Thực hiện tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm (Có bộ tài liệu, quyết định tổ chức thi, giấy xác nhận hoàn thành tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho nhân viên – Lưu tại cơ sở)

Hồ sơ truy xuất nguồn gốc nguyên liệu

  • Thực hiện ghi chép: Sổ kiểm thực 03 bước, sổ lưu mẫu thực phẩm đúng quy định
  • Lưu lại các hóa đơn chứng từ nguồn gốc nguyên liệu. Lưu ý: Nhà cung cấp phải có chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc ISO, HACCP, Vietgap, bản đăng ký công bố hoặc tự công bố đối với sản phẩm thuộc diện phải đăng ký hoặc các chứng nhận tương đương.
  • Hồ sơ chứng minh sử dụng nguồn nước sạch

Hồ sơ xin chứng nhận an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống gồm những gì ?

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp;
  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất; các trang thiết bị, những dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ nhà hàng và người trực tiếp chế biến, kinh doanh thực phẩm
  • Giấy khám sức khỏe ( đúng quy định hiện hành)  của chủ nhà hàng và người trực tiếp chế biến, kinh doanh thực phẩm được cấp bởi sở Y tế cấp huyện trở lên

Cơ quan nào cấp chứng nhận an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống ?

Đối với loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống sẽ do Bộ Y Tế quản lý. Tùy thuộc vào mỗi địa phương sẽ có phân cấp cơ quan tiếp nhận hồ sơ khác nhau. Tại các tỉnh thành sẽ do Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm cấp tỉnh hoặc ban quản lý an toàn thực phẩm cấp tỉnh và cấp thành phố tiếp nhận hồ sơ. Riêng đối với hộ kinh doanh thì nộp hồ sơ ở Quận, huyện của nơi đăng ký kinh doanh.

Chứng nhận ISO 22000/ HACCP có thể thay thế chứng nhận an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống không ?

Đối với các loại hình suất ăn công nghiệp thì ngoài xin chứng nhận an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống thì có thể xin chứng nhận ISO 22000 hoặc HACCP. Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai chứng nhận này để đăng ký cho cơ sở đều được.

Tuy nhiên, dù đăng ký chứng nhận ISO 22000/ HACCP hay chứng nhận an toàn thực phẩm thì cơ sở vẫn phải đáp ứng các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm và chịu sự giám sát của cơ quan thanh tra hậu kiểm địa phương.

Căn cứ khoản K, điều 12, Nghị định 15/2018/NĐ-CP nêu rõ: Các doanh nghiệp nếu sở hữu một trong các loại chứng chỉ về an toàn vệ sinh thực phẩm còn hiệu lực. Trong đó bao gồm chứng chỉ GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 thì không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

DỊCH VỤ TƯ VẤN CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI FSC

Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thực phẩm, FSC cam kết 03 “nhất”

  • UY TÍN NHẤT –> Không đúng thỏa thuận, FSC hoàn tiền
  • CHUYÊN NGHIỆP NHẤT –> Đội ngũ gồm luật sư, kỹ sư công nghệ thực phẩm giúp FSC tư vấn toàn diện các vấn đề trong thực phẩm
  • NHANH NHẤT –> 10 năm kinh nghiệm và chuyên môn có sẵn giúp FSC xử lý mọi tình huống linh hoạt. Chúng tôi không chỉ đọc luật, áp dụng luật vào trong tư vấn mà còn đặt mình vào vị trí khách hàng để đưa ra các giải pháp tốt nhất cho khách hàng của mình.

Quy trình tư vấn chứng nhận an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống tại FSC

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin khách hàng và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
  • Bước 2: Tư vấn khắc phục tồn tại cơ sở vật chất, hồ sơ truy xuất nguồn gốc và cung cấp miễn phí bộ tập huấn kiến thức ATTP, sổ lưu mẫu, kiểm thực 03 bước
  • Bước 3: Chuẩn bị đủ thành phần hồ sơ theo yêu cầu, đóng phí nhà nước và nộp hồ sơ
  • Bước 4: Tiếp đoàn đánh giá cùng doanh nghiệp
  • Bước 5: Bàn giao chứng nhận cho doanh nghiệp

Hồ sơ khách hàng cung cấp cho FSC chỉ gồm: 

  • Chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp
  • Giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất

Tất cả các giấy tờ và công việc còn lại FSC sẽ thay doanh nghiệp hoàn tất và bàn giao chứng nhận chỉ trong 15 – 20 ngày làm việc.

Trên cơ sở đội ngũ chuyên gia tư vấn dày kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao cùng với mối quan hệ tốt đẹp với cơ quan nhà nước, FSC cam kết cung cấp cho doanh nghiệp những dịch vụ chất lượng, đảm bảo tính chính xác cùng với mức phí hợp lý nhất. Hãy liên hệ ngay qua hotline: Ms Phụng – 093 771 9694 hoặc Mr. An – 0903 809 567 để chúng tôi được đồng hành và hỗ trợ bạn.